
– Kết quả đo góc được biểu thị trên thang chia độ (đối với các máy cũ) hoặc hiện số (đối với các máy hiện đại).
– Với máy kinh vĩ hiện nay người ta chia ra làm 02 loại: Máy kinh vĩ quang cơ và máy kinh vĩ điện tử
– Máy kinh vĩ quang cơ là loại máy xét về mặt công nghệ thì hoàn toàn là yếu tố cơ học và yếu tố hình học. Kết quả đo đạc từ máy kinh vĩ quang cơ được thể hiện qua một hệ thống lăng, thấu kính để chiếu giá trị góc đo lên khu vực quan sát của mắt. Ngày nay máy Kinh vĩ quang cơ ít được sử dụng vì lý do: thủ công và dễ dẫn tới sai số thô do khả năng đọc không đáp ứng được nhu cầu công nghiệp xây dựng hiện nay.
– Máy kinh vĩ điện tử là loại máy được phát triển lên từ máy kinh vĩ quang cơ. Cơ bản về nguyên lý thì máy kinh vĩ điện tử vẫn thực hiện các chức năng của một máy kinh vĩ quang cơ có. Chi khác là có thêm một bộ phận điện tử cho phép số đọc kết quả đo được hiển thị lên màn hình LCD thay vì phải đọc trực tiếp.
1 Khái quát về máy kinh vĩ
Máy kinh vĩ là dụng cụ trắc địa chủ yếu dùng để đo góc, ngoài ra có thể đo khoảng cách và đo cao. Theo độ chính xác máy kinh vĩ được chia thành 3 loại :
-Máy kinh vĩ độ chính xác cao: mβ= ± 0”5 →±2”
-Máy kinh vĩ độ chính xác: mβ= ± 5” →±10”
-Máy kinh vĩ kỹ thuật:
mβ= ± 15” →±30”
Theo cấu tạo bàn độ, máy kinh vĩ được chia làm 3 loại:
– Máy kinh vĩ kim loại: bàn độ làm bằng kim loại và đọc số bằng kính lúp
– Máy kinh vĩ quang học: bàn độ làm bằng thuỷ tinh, đọc số bằng kính hiển vi
– Máy kinh vĩ điện tử: bàn độ bằng đĩa từ, đọc số nhờ màn hình hiển thị.
2 Nguyên lý cấu tạo máy kinh vĩ
Máy kinh vĩ gồm ba phần chính:
Giá máy: bằng gỗ hoặc kim loại gồm ba chân. Các chân có thể thay đổi độ dài.
Đế máy: là bàn đế có 3 ốc cân bằng, chúng để cân bằng máy khi đo.
Thân máy: là phần quan trọng nhất, nó gồm rất nhiều các bộ phận:
– Bàn độ ngang và bàn độ đứng
– Ống kính
– Ống thuỷ (bọt thủy, bọt nước…)
– Bộ phận đọc số
– Các loại ốc khoá, ốc vi động…
3 Một số bộ phận chính của máy kinh vĩ
Ống kính: Các bộ phận chính của ống kính gồm: kính vật, kính mắt, lưới chữ thập. Đường thẳng nối quang tâm kính vật với quang tâm kính mắt và đi qua tâm của màng dây chữ thập là trục ngắm của ống kính
Độ phóng đại của ống kính V^x=fv/fm

Bàn độ: có hình tròn, trên đó khắc vạch chia độ (hoặc grad). Có hai loại bàn độ, bàn độ ngang và bàn độ đứng.
Ống thuỷ: là ống thuỷ tinh bên trong có chứa chất lỏng và bọt khí. Ống thuỷ dùng để cân bằng máy. Có hai loại ống thuỷ:
– Ống thuỷ dài (1): Dùng để cân bằng chính xác máy. Mặt trên của ống thuỷ có các vạch chia cách nhau 2mm tương ứng với góc ở tâm τ (gọi là độ nhậy ống thuỷ/bọt thủy dài).
Trục ống thuỷ dài là đường tiếp tuyến với mặt cong phía trong của ống thuỷ và đi qua điểm giữa (“điểm không”).
– Ống thuỷ tròn: Dùng để cân bằng sơ bộ máy. Mặt trên của ống thuỷ có khắc các vòng tròn đồng tâm cách nhau 2mm. Mặt trong của ống thuỷ tròn có dạng chỏm cầu, đỉnh chỏm cầu là “điểm không”
Lưu ý:
– Tại dodacbando.com chúng tôi đo đạc bằng máy toàn đạc điện tử Leica
– Máy kinh vĩ hiện tại rất ít nơi sử dụng, chủ yếu sử dụng cho mục đích học tập hoặc thực hành làm quen với máy đo đạc, làm quen với máy trắc địa tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
Nhận đo vẽ bản đồ địa hình, bản đồ địa chính bản vẽ hiện trạng nhà đất, đo vẽ hiện trạng, đo vẽ hoàn công nhà đất, cắm ranh, phân lô, định vị công trình xây dụng….
Điện thoại: 0937000789 – 0924 063 888 Email : huuphuc@dodacbando.com
Nguồn: https://dodacbando.com/2020/05/gioi-thieu-may-kinh-vi.html
Bài viết liên quan
—
DỊCH VỤ ĐO ĐẠC – DỊCH VỤ ĐO VẼ BẢN ĐỒ – NƠI NHẬN ĐO HIỆN TRẠNG
0 nhận xét:
Đăng nhận xét